Container là gì? Các loại container phổ biến hiện nay

Container được xem là một vật không thể thiếu trong quá trình phát triển của nghành logistic và thương mại toàn cầu, chúng dần trở nên thân thuộc với mọi người thường được sử dụng để chứa hàng hóa sau đó sẽ được vận chuyển bởi cái xe đầu kéo Container, ngoài ra chúng còn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống ngày nay. Container chính là một trong những sáng kiến tuyệt vời giúp cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hóa diễn ra một cách dễ dàng, tùy vào nhu cầu, khối lượng hàng hóa cũng như loại hàng mà chúng ta có thể lựa chọn loại container cho phù hợp. Có thể khẳng định container quyết định đến sự sống còn của nghành logistics. Nội dung bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về container cũng như sự đa dạng của chúng.

1. Container là gì?

Container thường được phiên tâm ra Tiếng Việt là công ten nơ, nó có hình dạng như một cái hình hộp chữ nhật được làm từ chất liệu chính là thép có độ bền cao. Theo như quy định chung của quốc tế về kích thước container chuẩn thì chiều rộng của nó là 2.4 m và chiều cao của nó là 2.6m, còn về chiều dài thì chúng ta có 4 loại chiều dài chủ yếu là: 6.1 m (20 feet), 9.1 m (30 feet), 12.2 m (40 feet), 13.72m (45 feet).

2. Cấu tạo chung của một chiếc container

Như đã đề cập ở trên thì vật liệu chính để tạo nên container là thép, tuy nhiên không phải bộ phận nào cũng được làm từ thép, vậy cấu tạo đầy đủ của một container bao gồm 7 phần chính là:

2.1 Khung

Phần khung của container có dạng là hình hộp chữ nhật, nó được xem như là thành chính và chủ yếu với chức năng chịu lực cũng như đảm bảo sự vững vàng cho container. Phần khung bao gồm các bộ phận sau: 4 trụ góc, 2 xà dọc đáy, 2 xà dọc nóc, 2 dầm đáy, 1 xà ngang phía trước và cuối cùng là 1 xà ngang phía sau.

2.2 Đáy và mặt sàn

Phần đáy của container bao gồm các bộ phận chính là các dầm ngang nối với hai thanh xà dọc đáy. Nhiệm vụ chính của các dầm ngang này là hỗ trợ giúp kết cấu của khung thêm phần vững chắc bên cạnh đó là khả năng chịu lực tác động trực tiếp từ sàn của container xuống. Đa số các phần này sử dụng vật liệu chính là thép nhằm đảm bảo an toàn cũng như tăng thêm khả năng chịu lực.

Nằm phía trên đáy dầm đó chính là phần mặt sàn. Thông thường thì phần sàn được lát bằng gỗ thanh hoặc loại gỗ dán nhằm tiếp kiệm chi phí.

Ngoài ra nhằm hỗ trợ cho quá trình bốc xếp hàng hóa có thể diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng thì phần đáy container còn được thiết kế thêm một ổ chạc nâng được dùng nhằm hỗ trợ cho xe nâng có thể bốc dỡ hàng hóa một cách dễ dàng.

2.3 Tấm mái

Đây chính là tấm kim loại phẳng hoặc có hình dáng lượn sóng nhằm che kín phần nóc của container. Tấm mái thường được làm từ các vật liệu chính là thép, nhôm hoặc gỗ dán phủ một lớp nhựa dày.

2.4 Vách dọc

Cũng là một tấm kim loại, vật liệu chính để làm nên vách dọc là thép, nhôm…hình dạng chính của nó là dạng sóng với hình dạng này thì nó có thể được gia tăng khả năng chịu lực.

2.5 Mặt trước

Phần mặt trước thì được cấu tạo tương đối giống với phần vách dọc, phần mặt trước thì không được trang bị cửa.

2.6 Mặt sau

Phần mặt sau thì bao gồm 2 cửa được làm từ kim loại với hình dạng chính là hình lượn sóng, cửa được kết nối với phần khung container thông qua các bản lề ngoài ra thì dọc theo phần mép cửa được gắn thêm các gioăng kín nước nhằm hạn chế nước có thể theo các khe này và chảy vào bên trong thùng làm ảnh hưởng chất lượng hàng hóa. Thông thường thì trên mỗi cánh cửa được trang bị một thanh khóa cửa.

2.7 Gốc lắp ghép

Được chế tạo từ vật liệu chính là thép và được hàn dính vào các gốc trên và dưới của container

3. Sự đa dạng của Container được thể hiện thông qua các chủng loại và cách phân loại container.

Container vô cùng đa dạng vì thế mà việc phân loại chúng cũng dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau. Đầu tiên chúng ta cùng xét về tiêu chí độ dài thì có thể chia làm 4 loại là:

  • 6.1 m tương đương 20 feet
  • 9.1 m tương đương 30 feet
  • 12.2 m tương đương 40 feet
  • 13.72m tương đương 45 feet

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu thêm một cách phân chia nữa là phân chia theo loại hàng hóa chuyên chở

3.1 Container bách hóa

Đây là loại container thường được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa khô nên còn có tên gọi khác là container khô, đây chính là một trong những loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong ngành vận tải biển.

3.2 Container hàng rời

Đây là loại container cho phép xếp các loại hàng hóa rời và khô như xi măng, ngũ cốc, các loại quặng…hàng hóa được đưa vào bên trong container bằng cách là rót từ trên xuống thông qua miệng xuống. Thông thường thì dạng container này có hình dáng giống như container bách hóa tuy nhiên có thêm phần miệng xuống và cửa dở hàng.

3.3 Container chuyên dụng

Đây là loại container được thiết kế để chuyên chở súc vật sống, ô tô…

Đối với container chở ô tô thì cấu trúc chính bao gồm: phần khung được liên kết với mặt sàn, không cần phải trang bị vách với mái che, bên trong có thể xếp 1 hoặc 2 tầng tùy thuộc vào chiều cao của container.

Đối với container chở súc vật sống thì thiết kế sẽ đặc biệt hơn khi phần vách dọc và vách mặt nằm phía trước được gắn thêm cửa lưới với nhiệm vụ chính là thông hơi, phần dưới của vách dọc được bố trí thêm các lỗ thoát nhằm thoát chất bẩn trong quá trình vệ sinh.

3.4 Container bảo ôn

Đây là loại container được thiết kế để chuyên chở các loại hàng hóa cần được bảo quản ở các mức nhiệt độ cố định theo như yêu cầu của khác hàng.

Đối với loại container này thì phần vách và mái sẽ được bọc cách nhiệt, phần sàn thường sử dụng vật liệu chính là nhôm và được cấu trúc theo hình dạng chữ T để nhằm giúp không khí có thể lưu thông dọc theo sàn đến tất cả những khoảng trống của sàn một cách dễ dàng.

3.5 Container hở mái

Đây là loại container được thiết kế nhằm phục vụ cho việc chuyển hàng vào và rút hàng ra một cách dễ dàng và nhanh chóng nhát. Sau khi quá trình đóng hàng kết thúc thì mái container sẽ được phủ kín lại bằng một lớp vải dầu. Loại hàng hóa chính cần sử dụng loại container này để chuyển chở là các loại máy móc và các loại gỗ.

3.6 Container mặt bằng

Đây là một loại container vô cùng đặc biệt, nó không có vách dọc, vách trước và vách sau mà nó chỉ là một mặt sàn thẳng vô cùng vững chắc. Thông thường loại container này được sử dụng để chuyên chở các loại máy móc nặng hoặc các loại sắt thép lớn.

3.7 Container bồn

Đây là loại container bao gồm hai bộ phận chính là phần khung được thiết kế vô cùng chắc chắc và chứa bên trong là một bồn chứa, loại container này thường được sử dụng để chứa các loại hàng hóa thuộc dạng lỏng như rượu, hóa chat, thực phẩm…hàng hóa sẽ được bơm vào thông qua phần miệng bồn nằm phía trên và sau đó được rút ra bên ngoài thông qua phần van xả, việc rút hàng hóa ra phía bên ngoại có thể được thực hiện bằng bơm hút.

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu thêm một cách phân loại container nữa là phân loại theo chất liệu thì sẽ bao gồm các loại là: container nhôm, container thép, container gỗ dán, container nhựa tổng hợp….

Ngoài ra còn có thể phân loại theo cấu trúc container thì sẽ gồm các loại là: container kín, container mở, container khung, container gấp, container phẳng và cuối cùng là container có bánh lăn.

-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶-̶

HYUNDAI PHÚ LÂM

☎ Hotline kinh doanh: 0943.245.779

☎ Hotline dịch vụ: 0943.244.339

🏤 Địa chỉ: D6/28 QL1A, KP4, TT. Tân Túc, H. Bình Chánh, Tp.HCM

📍 Bản đồ: https://g.page/hyundaiphulam

🌎 Website: Hyundai Phú Lâm